TTO - Đến năm 2030, thế giới có thể phải đối mặt với 1,5 thảm họa thiên tai mỗi ngày, 560 thảm họa trong năm do Trái đất ấm lên và con người phớt lờ các rủi ro, kéo theo hàng triệu người rơi vào cảnh nghèo đói.
Bão Rai tàn phá Philippines vào tháng 12-2021, cướp đi sinh mạng của hơn 300 người và làm hàng trăm nghìn người phải rời bỏ nhà cửa, gây thiệt hại khoảng 500 triệu USD - Ảnh: AFP
Đây là kết luận được Văn phòng Liên Hiệp Quốc về giảm thiểu rủi ro thiên tai (UNDRR) đưa ra trong Báo cáo đánh giá toàn cầu 2022, công bố 2 năm 1 lần.
Bạn đang xem: Just a moment
Trong báo cáo được đưa ra ngày 25-4, UNDRR cho biết trong 2 thập niên qua, mỗi năm thế giới ghi nhận 350-500 thảm họa thiên tai từ mức trung bình cho đến nghiêm trọng. Con số này nhiều gấp 5 lần so với mức trung bình trong 30 năm trước.
Tần suất và mức độ xảy ra thảm họa trong 5 năm qua đã cướp đi sinh mạng và ảnh hưởng đến nhiều người hơn so với 5 năm trước đó và có thể đẩy thêm 100 triệu người rơi vào cảnh đói nghèo vào năm 2030, trong đó có 37,6 triệu người rơi vào cảnh nghèo cùng cực.
UNDRR nêu rõ trong bối cảnh biến đổi khí hậu, các thảm họa do hạn hán, nhiệt độ cực đoan và lũ lụt kinh hoàng có thể xảy ra với tần suất cao hơn trong tương lai.
Tuy nhiên, các chính phủ đã đánh giá thấp tác động thực sự của các thảm họa này đối với sinh mạng, sinh kế của con người.
UNDRR khẳng định một trong những nguyên nhân chính dẫn tới việc gia tăng mạnh các thảm họa trên toàn cầu là do những nhận thức sai lầm của con người về các nguy cơ. Điều này kéo theo các quyết định về chính sách, tài chính và phát triển, làm tăng thêm rủi ro và đẩy con người đối mặt với nguy hiểm.
Phó tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Amina Mohammed khẳng định "con người đang tự đặt mình vào vòng xoáy của tự hủy diệt" và việc bỏ qua các nguy cơ đang phải trả giá đắt.
Thống kê cho thấy thảm họa thiên tai trên thế giới đã "thổi bay" 170 tỉ USD mỗi năm trong suốt 10 năm qua. Thiệt hại chủ yếu xảy ra ở các nước có thu nhập thấp hơn, trung bình mỗi năm mất 1% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), cao hơn nhiều so với mức chỉ 0,1-0,2% mà các nước giàu hơn phải gánh chịu.
Khu vực châu Á và Thái Bình Dương chịu thiệt hại kinh tế lớn nhất và mức thiệt hại sẽ tỉ lệ thuận với tần suất xảy ra thiên tai. Đơn cử như tại Philippines, hàng triệu người vẫn đang phải chật vật khôi phục cuộc sống sau khi bão Rai đổ vào nước này hồi tháng 12-2021, cướp đi sinh mạng của hơn 300 người và làm hàng trăm nghìn người phải rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn, gây thiệt hại khoảng 500 triệu USD.
Đáng lưu ý, hầu hết các tổn thất liên quan đến thiên tai không được các công ty bảo hiểm chi trả. Kể từ năm 1980, chỉ có khoảng 40% thiệt hại do thiên tai gây ra được bảo hiểm chi trả trên toàn cầu, song con số này ở các nước đang phát triển chưa đầy 10%.
Người đứng đầu UNDRR Mami Mizutori nêu rõ thảm họa hoàn toàn có thể ngăn chặn được nếu các nước đầu tư thời gian và nguồn lực để hiểu và giảm thiểu rủi ro. Theo bà, rõ ràng việc ngăn chặn sẽ ít gây ra thiệt hại hơn là khi thảm họa xảy ra và phải khắc phục.
Chuyên mục + Cơ chế - Chính sách + Khoa học - Công nghệ + Môi trường + Đô thị + Diễn đàn + Đất nước - Con người + Khu công nghiệp +QLMT - Hỏi: Hệ sinh thái tự nhiên có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống con người, tuy vậy, hiện nay hệ sinh thái tự nhiên đang ngày càng bị suy giảm bởi những hoạt động của con người. Vậy xin Chuyên trang Quản lý môi trường cho biết con người tác động đến các hệ sinh thái tự nhiên như thế nào?

Con người là một sinh vật của hệ sinh thái có số lượng lớn và khả năng hoạt động được nâng cao nhờ khoa học kỹ thuật. Tác động của con người đối với hệ sinh thái rất lớn, có thể phân ra các loại tác động chính sau đây:
Cơ chế của hệ sinh thái tự nhiên là tiến tới tỷ lệ P/R+_1; P/B+_0. Cơ chế này không có lợi cho con người, vì con người cần tạo ra năng lượng cần thiết cho mình bằng cách tạo ra hệ sinh thái có P/R > 1 và P/B > 0. Do vậy, con người thường tạo ra các hệ sinh thái nhân tạo (đồng cỏ chăn nuôi, đất trồng lương thực thực phẩm). Các hệ sinh thái này thường kém ổn định. Để duy trì các hệ sinh thái nhân tạo, con người phải bổ sung thêm năng lượng dưới dạng sức lao động, xăng dầu, phân bón.

Việc con người đốt các loại nhiên liệu hoá thạch đang làm thay đổi cân bằng sinh thái tự nhiên của trái đất
Con người sử dụng năng lượng hoá thạch, tạo thêm một lượng lớn khí CO2, SO2... Mỗi năm con người tạo thêm 550 tỷ tấn CO2 do đốt các loại nhiên liệu hoá thạch đang làm thay đổi cân bằng sinh thái tự nhiên của trái đất, dẫn tới việc thay đổi chất lượng và quan hệ của các thành phần môi trường tự nhiên. Đồng thời, các hoạt động của con người trên trái đất ngăn cản chu trình tuần hoàn nước, ví dụ đắp đập, xây nhà máy thuỷ điện, phá rừng đầu nguồn... Việc này có thể gây ra úng ngập hoặc khô hạn nhiều khu vực, thay đổi điều kiện sống bình thường của các sinh vật nước..

Con người tác động vào các điều kiện môi trường của hệ sinh thái tự nhiên bằng cách thay đổi hoặc cải tạo chúng như:
• Chuyển đất rừng thành đất nông nghiệp làm mất đi nhiều loại động, thực vật quý hiếm, tăng xói mòn đất, thay đổi khả năng điều hoà nước và biến đổi khí hậu...
• Cải tạo đầm lầy thành đất canh tác làm mất đi các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng đối với môi trường sống của nhiều loài sinh vật và con người.
• Chuyển đất rừng, đất nông nghiệp thành các khu công nghiệp, khu đô thị, tạo nên sự mất cân bằng sinh thái khu vực và ô nhiễm cục bộ.

• Săn bắn quá mức, đánh bắt quá mức gây ra sự suy giảm một số loài và làm gia tăng mất cân bằng sinh thái.
• Săn bắt các loài động vật quý hiếm như hổ, tê giác, voi... có thể dẫn đến sự tuyệt chủng nhiều loại động vật quý hiếm.
• Lai tạo các loài sinh vật mới làm thay đổi cân bằng sinh thái tự nhiên. Các loài lai tạo thường kém tính chống bụi, dễ bị suy thoái. Mặt khác, các loài lai tạo có thể tạo ra nhu cầu thức ăn hoặc tác động khác có hại đến các loài đã có hoặc đối với con người.
• Đưa vào các hệ sinh thái tự nhiên các hợp chất nhân tạo mà sinh vật không có khả năng phân huỷ như các loại chất tổng hợp, dầu mỡ, thuốc trừ sâu, kim loại độc hại ...
Xem thêm: Bí mật về xác chết hồi sinh 1, xác chết phim kinh dị thuyết minh peter kan
Thực tế, thiên nhiên hầu khắp mọi nơi trên toàn cầu đã bị biến đổi đáng kể bởi những tác động từ con người và tác động trở lại từ thiên nhiên. Theo một nghiên cứu vào năm 2021 của Diễn đàn chính sách - khoa học liên chính phủ về Đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái (IPBES), 75% diện tích mặt đất đã bị biến đổi đáng kể, 66% diện tích đại dương đang chịu tác động tích lũy ngày càng tăng và hơn 85% diện tích đất ngập nước đã bị mất đi. Đó là những con số khiến con người phải suy nghĩ và hành động để bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên.

Hỏi: Xin Chuyên trang Quản lý môi trường cho biết, thế nào là sự phát triển bền vững?

Xin Chuyên trang Quản lý môi trường cho biết, gia đình tôi có nên sử dụng lại các chai nhựa nước khoáng, nước ngọt làm chai đựng nước uống không?

Xin Chuyên trang Quản lý môi trường cho biết: Nơi nào trên Trái Đất hứng chịu nhiều ánh sáng Mặt trời nhất?

Hỏi: Xin Chuyên trang Quản lý môi trường cho biết, ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến hệ sinh thái như thế nào?
Xem các tin đã đưa ngày: |
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục |
Chọn12345678910111213141516171819202122232425262728293031Chọn Tháng Một Tháng Hai Tháng Ba Tháng TưTháng Năm Tháng Sáu Tháng Bảy Tháng Tám Tháng Chín Tháng Mười Tháng Mười Một Day.selected Index=30;document.Reverse.f Month.selected Index=8;document.Reverse.f Year.selected Index=18; Quản lý Môi trường |