Ðức Hồng y Stanisław Dziwisz đã nhớ lại thời khắc thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trúng đạn trong vụ ám sát giữa quảng trường Thánh Phêrô đông đúc tín hữu vào 40 năm trước.

Bạn đang xem: Đức giáo hoàng bị ám sát

Chiều 13.5.1981, quảng trường Thánh Phêrô đông nghẹt với khoảng 20.000 tín hữu. Ai nấy đều hy vọng có thể nhìn thấy bóng dáng của Ðức Gioan Phaolô II. Trong lúc chiếc tông xa khi ấy của Ðức Giáo Hoàng đang di chuyển chậm rãi giữa đám đông, đột nhiên ngài ngã gục. Một kẻ dùng khẩu súng lục Browning bán tự động, nòng 9 ly, đã bắn 4 phát đạn trúng Ðức Thánh Cha đang đứng trên tông xa - một xe Jeep mui trần.

*

Lời tha thứ ở bờ vực sinh tử

Ðức Hồng y, lúc đó là Ðức ông Dziwisz, vội vã chìa tay đỡ Ðức Gioan Phaolô II. “Tôi hoàn toàn bị sốc khi giữ lấy Ðức Thánh Cha đang bị chảy máu ồ ạt; thế nhưng tôi biết chúng tôi cần phải nhanh chóng hành động để cứu lấy mạng sống của ngài”, Ðức Hồng y Dziwisz nhớ lại thời khắc nghẹt thở khi ấy. “Bất chấp sự đau đớn đang dày vò, ngài vẫn trấn tĩnh, giao phó bản thân cho Thiên Chúa và Ðức Mẹ Maria. Trên đường được đưa đến bệnh viện, ngài dần dần ngất đi, nhưng kịp nói với tôi rằng ngài tha thứ cho tay súng đã bắn mình”, theo Ðức Hồng y.

*

Hai viên đạn cắm vào ruột của Ðức Gioan Phaolô II. Hai viên đạn còn lại lần lượt trúng ngón trỏ bên trái và cánh tay mặt. Trùng hợp vụ ám sát diễn vào lễ kính Ðức Mẹ Fatima - kỷ niệm lần đầu tiên Ðức Ðồng Trinh Maria hiện ra với 3 trẻ mục đồng ở Bồ Ðào Nha, ngày 13.5.1917. Ðức Gioan Phaolô II nhấn mạnh rằng chính Ðức Mẹ Fatima đã cứu mình: “Khi một bàn tay bóp cò súng, một bàn tay khác dẫn lối đường đạn chệch đi”.

Phép lạ

Trên thực tế, bất chấp 4 phát đạn rời nòng ở khoảng cách gần, phép lạ thật sự xảy ra khi Ðức Thánh Cha không hề bị tổn thương bất kỳ cơ quan nội tạng trọng yếu nào. Ngài kiên cường trải qua cuộc phẫu thuật kéo dài gần 6 giờ, trong lúc những lời cầu nguyện vang lên không ngừng nghỉ khắp thành Rome. Ðêm đó, Rome không thể ngủ.

*
Vài giây trước khi súng nổ

Tin tức về tình trạng sức khỏe của Ðức Giáo Hoàng liên tục được cập nhật, nhưng chẳng ai có thể trấn an đám đông đang trong cơn lo lắng. Ðến sáng Chúa nhật, chưa đầy 5 ngày sau vụ ám sát, Ðức Gioan Phaolô II trên giường bệnh đã quyết định gởi lời nhắn nhủ cho các tín hữu. Khi sứ điệp được phát sóng, cả thành Rome dường như ngừng lại trong khoảnh khắc.

Trên một đại lộ dẫn đến quảng trường Thánh Phêrô, “mọi hoạt động đều ngừng trong vài giây. Sau đó mọi người rời khỏi các xe buýt, quán café, những cửa hàng bán đồ lưu niệm để lắng nghe giọng nói yếu ớt nhưng lại có thể trấn an một cách thần kỳ của Ðức Giáo Hoàng”, AFP đưa tin khi ấy. Trong sứ điệp, ngài đề nghị các tín hữu hãy cầu nguyện cho “người anh em” đã âm mưu ám sát mình, vì ngài đã tha thứ cho tay súng lầm đường lạc lối.

Ngày 3.6, Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã có thể đứng dậy và sức khỏe dần hồi phục.

*
Điểm đánh dấu nơi ĐGH trúng đạn

Ám sát chồng ám sát

Nhân dịp kỷ niệm một năm ngày bị ám sát, Ðức Gioan Phaolô II đã hành hương đến nhà nguyện Ðức Mẹ Hiện Ra ở Ðền thánh Fatima, Bồ Ðào Nha, để tạ ơn Mẹ. Một ngày trước đó, 12.5.1982, một linh mục quá khích người Tây Ban Nha tên Juan María Fernández y Krohn đã đâm Ðức Giáo Hoàng bằng lưỡi lê ở Fatima, Ðức Thánh Cha đã bị thương nhưng không nguy hiểm tính mạng, còn người tấn công bị bắt tại chỗ.

*

Ðức Hồng y Dziwisz cho biết khi Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II khỏe lại sau vụ ám sát, ngài tiếp tục sứ mệnh dẫn dắt Giáo hội với lòng dũng cảm, xông pha khắp nơi trên thế giới và gặp gỡ nhiều người. Năm 1983, Ðức Thánh Cha đến thăm tay súng từng ám sát ngài, khi ấy thụ án tại nhà tù ở Rome. “Ngài luôn nhắc đi nhắc lại rằng chính Ðức Mẹ Ðồng Trinh đã nhiều lần cứu mình trong cơn nguy khốn. Những kẻ muốn gây hại cho Ðức Giáo Hoàng đã không thành công khi dùng bạo lực. Ngài luôn trung thành với sứ mệnh được Chúa giao phó, và làm việc không ngừng nghỉ cho đến khi về với Chúa”, vị hồng y nhớ lại.

GIANG VÔ YÊN


Với mục đích để Lời Chúa được loan truyền và thông tin Giáo hội được lan tỏa, tòa soạn sẵn lòng để các tổ chức và cá nhân sử dụng lại tin bài đã đăng trên báo giấy và báo mạng cgvdt.vn của mình.

Ngoài ra, nếu chia sẻ bài lên mạng xã hội (Facebook, Twitter…), đề nghị dùng đường dẫn gốc trên website của Công giáo và Dân tộc.

*
Các vệ sĩ ôm lấy Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II sau khi ngài bị bắn tại Quảng trường Thánh Phêrô, Vatican. Ảnh: Daily
Mail

Có nhiều chi tiết mới trong vụ việc này, mà tác giả Shaun Mc
Afee của tờ National Catholic Register cho biết, bà đã khám phá ra khi đọc quyển sách mới xuất bản Fatima Mysteries (Bí ẩn Fatima), vốn chưa từng hoặc ít được đề cập đến ở quyển sách nào khác.

Tác giả trên đã liệt kê chúng dưới đây, để tìm hiểu thêm các bạn có thể đọc quyển Fatima Mysteries của Ignatius Press.

1. Có 20,000 người đã ở quảng trường thánh Phêrô khi thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II bị ám sát hụt. Đối với nhiều người, đó là cảnh tượng kinh hoàng.

2. Kẻ ám sát không thông minh lắm. Trong túi quần của hắn, người đàn ông Hồi giáo tên Mehmet Ali Agca, là một hộ chiếu với tên giả. Người ta điều tra được đây là tên của một người bị kết án tử hình chỉ một năm trước đó ở Thổ Nhĩ Kỳ.

3. Có vẻ tay súng đã tha mạng cho một đứa bé. Đó có thể là một hành động nhân ái, hoặc vì động cơ khác. Nhưng khi Đức Gioan Phaolô II vươn tay để ôm lấy một em bé 18 tháng tuổi để chúc lành, thì tay súng chờ đến khi đứa bé được trả về mẹ của mình, thì mới nã súng.

4. Đức Gioan Phaolô II từ chối việc mặc áo vest chống đạn. Một năm trước, ngài nói ở Ireland rằng, “đó là nguy hiểm nghề nghiệp” mà ngài chấp nhận.

5. Kẻ ám sát đã bắn hai phát đạn liên tục. Agca nghĩ “chắc chắn mình đã giết được giáo hoàng.”

6. Kết thúc buồn cho một Vệ binh Thụy Sĩ. Một thành viên trẻ của Vệ binh Thụy Sĩ bảo vệ giáo hoàng, là Alois Estermann, đã lao mình che chở cho giáo hoàng trên đường tới nhà thương. Một năm sau đó, ông được phong làm chỉ huy của đội Vệ binh vì sự dũng cảm của mình. Nhưng năm sau đó nữa, ông và vợ sát hại và kẻ giết người đã tự tử. Xin hãy cùng cầu nguyện cho họ.

7. Tình tiết không ngờ trong kịch bản ám sát. Một viên đạn bắn vào bụng của giáo hoàng, viên còn lại bắn vào khuỷu tay trái. Nhưng các chuyên gia phân tích quỹ đạo đạn nói rằng, hai viên đạn phải có điểm xuất phát khác nhau. Phép lạ là có thật.

8. Vấn đề với xe cứu thương. Chiếc Popemobile đã kéo theo một xe cứu thương nhưng nó không hoạt động. Nên một xe cứu thương khác đã đến.

9. Câu chuyện trớ trêu về chiếc cứu thương. Đức Giáo Hoàng một ngày trước đó đã làm phép chiếc xe cứu thương chưa ai sử dụng này. Ngài còn nói: “Tôi cũng chúc lành cho bệnh nhân đầu tiên dùng xe cứu thương này.” Wow…

10. Người lái xe cứu thương chọn con đường dài hơn, nhưng ít kẹt xe hơn để đi. Tuy nhiên, chiếc xe suýt tông vài lần trên đường tới nhà thương – thậm chí một cảnh sát có mang súng đã cảnh báo chiếc xe. Đức giáo hoàng bị đập đầu vào gối bác sĩ nhiều lần.

11. Những lời của giáo hoàng phản ánh trái tim ngài. Tất cả những gì ngài thốt ra lúc ấy là: “Maria. Mẹ con. Maria! Mẹ con!”

12. Đức Giáo hoàng sống sót. Điều đó không có gì đáng ngạc nhiên lắm, nhưng một tháng sau đó, một cơn sốt cao 104 độ F (gần 50 độ C) đã suýt lấy đi mạng sống ngài. Và ngài vẫn sống sót.

13. Tổng thống Mỹ cầu nguyện. Tổng thống Mỹ, vừa phục hồi sau vụ ám sát của chính ông, bảo đảm với Đức giáo hoàng rằng ông sẽ cầu nguyện cho ngài. Leonid Brezhnev, lãnh đạo Liên Xô, cũng gửi đi một thông điệp.

14. Đức Giáo Hoàng đưa ra một yêu cầu kỳ lạ. Ngày Đức giáo hoàng bị bắn cũng là ngày kỷ niệm một trong những sự kiện quan trọng nhất trong thế kỷ 20 – ngày Đức Mẹ bắt đầu hiện ra ở Fatima, Bồ Đào Nha năm 1917. Đức giáo hoàng đã yêu cầu văn bản đầy đủ và xác thực của “bí mật” Fatima để ngài nghiên cứu.

Xem thêm: Nam Thần Châu Á 2017 - Bts Chiến Thắng Áp Đảo Top Đầu Nam Thần Châu Á

15. Và điều này thì chắc hẳn ai cũng biết. Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II tin rằng Đức Mẹ đã can thiệp và cứu mình trong vụ ám sát.

Đức Thiện (theo National Catholic Register)