Theo trang Ancient History Lists, dưới đây là những vị thần hàng đầu, có sức ảnh hưởng lớn trong "Thần thoại Hy Lạp".

Bạn đang xem: Thần thoại hy lạp (kỳ 1): thần zeus


*

Hermes là con của Zeus với nữ thần Maia. Với đôi giày có cánh, ông có thể thoải mái đi lại giữa ba thế giới, cũng vì vậy mà Hermes được biết đến là thần đưa tin của đỉnh Olympus. Hermes thông minh, lanh lợi nhưng đôi khi lại rất lươn lẹo, gian trá. Ông thường xuyên "chơi xỏ" các vị thần khác hoặc đâm chọc khiến họ mâu thuẫn lẫn nhau. Hình tượng giống với Hermes có thể kể tới là Loki (thần thoại Bắc Âu). Ảnh: Ancient
Origins
.

*

Hephaestus là thần lửa, thần thợ rèn. Ông là con của Zeus với Hera tuy nhiên vừa sinh ra đã bị mẹ ném khỏi đỉnh Olympus vì quá xấu xí. Tuy bị thọt chân nhưng Hephaestus sở hữu thân thể cường tráng và đôi bàn tay khéo léo, tinh thông thủ công, kỹ nghệ, điêu khắc... Đó đều là những ngành quan trọng của Hy Lạp cổ đại, vì vậy, Hephaestus có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến văn hóa nơi đây. Ảnh: Myth
Dancer.

*

Một đứa con trai khác của Zeus và Hera là Ares - thần chiến tranh. Trong Thần thoại Hy Lạp, Ares toát lên sự bạo lực, tàn khốc của chiến tranh. Ông sẵn sàng tàn phá mọi thứ để thể hiện sức mạnh, quan điểm chứ hiếm khi nào chiến đấu vì lẽ phải. Luôn tỏ ra hung hăng, thiếu cẩn trọng, Ares cũng không giành được nhiều thiện cảm của Zeus bằng Athena - nữ thần chiến tranh chính nghĩa. Ảnh: Wallpaper
Cave.

*

Cronos là một cái tên đặc biệt, ông là vị thần cai trị vạn vật khi chủ nhân thế giới vẫn là các Titan khổng lồ với sức mạnh hủy diệt chứ không phải các vị thần sống trên đỉnh Olympus. Cronos là kẻ mạnh nhất trong các Titan, từng lật đổ cha mình là Uranus chiếm lấy quyền lực. Sau này, vì ám ảnh chuyện đó mà Cronos lại bị chính các con mình đảo chính. Ảnh: Wallpaper
UP.

*

Luôn xuất hiện với cây đàn lia và vẻ ngoài chói sáng, Apollo là vị thần tượng trưng cho ánh sáng và nghệ thuật. Tuy nhiên khi tức giận, ông trở nên đáng sợ vô cùng với những mũi tên tẩm độc. Trong cuộc chiến thành Troy, Apollo từng nổi cơn lôi đình và trừng phạt quân Hy Lạp vì Agamemnon dám buông lời xúc phạm một thầy tế của ông. Hậu quả của cơn giận đó đã ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc chiến. Ảnh: The
Eternal
Circle
.

*

Prometheus là hậu duệ của Titan khổng lồ và cũng là vị thần tiên tri. Vì thế, khi biết trước thất bại của phe Cronos, Prometheus đã thông minh đứng về phía Zeus và tránh khỏi kết cục bị giam cầm. Tuy nhiên về sau, ông lại bị Zeus trừng phạt, trói vào tảng đá lớn, để cho đại bàng moi gan mỗi ngày. Lý do là bởi Prometheus dám cả gan đánh cắp lửa về cho nhân loại. Ảnh: The BL.

*

70% Trái Đất là nước và vị thần hùng bá đại dương chính là Poseidon. Xét về sức mạnh, thần biển cả chỉ đứng sau người anh em của mình là Zeus. Nhưng xét về sự đào hoa, ông cũng không thua kém mấy. Trong cuộc chiến thành Troy, Poseidon đứng về phía Hy Lạp và cũng chính ông là nhân tố cuối cùng giúp cho kế hoạch con ngựa gỗ có thể thành công. Ảnh: Hip
Wallpaper
.

*

Không ngự trị trên đỉnh Olympus danh giá như Zeus, cũng không có những đại dương khổng lồ như Poseidon, Hades chấp nhận thống trị thế giới của người chết sau trận chiến với Cronos. Với vị trí đó, Hades không nhận được nhiều thiện cảm của độc giả, đặc biệt là sự kiện lừa Persephone làm vợ mình. Trong các tác phẩm sách, truyện sau này, ông thường hiện lên là một kẻ mưu mô, thủ đoạn. Ảnh: Dustin
Irvin.

*

Zeus - vua của các vị thần - ngự trị trên đỉnh Olympus huyền thoại. Sau trận chiến với Cronos, ông trở thành vị thần của bầu trời và cai trị vạn vật. Nhắc đến Zeus, người đọc sẽ nhớ ngay tới hai điều: Tia sét - thứ vũ khí độc quyền hùng mạnh của ông - và thói trăng hoa của vị thần này. Ông thường trốn vợ để có những chuyến phiêu lưu tình cảm với nữ thần khác hoặc người thường. Ảnh: Zastavki.


4 bộ webtoon kinh điển từng ra mắt tại Việt Nam

Trước khi "Solo leveling" làm mưa làm gió tại Việt Nam, rất nhiều bộ truyện tranh webtoon khác từng ghi dấu ấn lớn trong lòng độc giả.


*

Chuyện của những người nghèo trên đất Mỹ

0

Từ John Steinbeck đến Tommy Orange, những câu chuyện cơ cực hé lộ góc tối của một trong những đất nước giàu có nhất thế giới.

*

Siêu anh hùng khiến Darkseid tôn trọng

0

Darkseid được biết đến như kẻ thù không đội trời chung của Justice League. Bất chấp sự thù hằn và đối địch, vẫn có một siêu anh hùng nhận được sự tôn trọng từ Darkseid.

*

Đọng lại chữ "thương" trong tùy bút mới của TS "Hậu khảo cổ"

0

"Thực ra, Hậu không chỉ đi qua, mà là đi đến và cũng là đi về miền đất quê hương nơi cha sinh mẹ đẻ. Và Hậu đã không ngừng đi, không chỉ đi, trên dọc dài đất nước mình".

(PLVN) -Zeus là vua của các vị thần Olympus, là đấng trị vì của bầu trời, thời tiết, giông bão, sấm sét, gió và mây. Zeus đồng thời cũng là thần của luật lệ, mệnh lệnh, công lý, định mệnh và loài người. Zeus còn được biết đến là “cha của các vị thần” hay “vua của vạn vật”.

Huyền thoại về sự ra đời của thần Zeus

Zeus là đứa con thứ 6 của Titan Kronos và Rhera. Với mặc cảm về tội giết cha, thần Kronos luôn luôn lo sợ là quyền lực của mình sẽ không tồn tại được lâu. Ông bị ám ảnh bởi một ý nghĩ cho rằng rồi có lúc đến lượt các con của mình sẽ lại nổi loạn trừng phạt chính mình, giống như lúc ông đã trừng phạt người cha mình vậy.

Vậy nên Kronos liền ra lệnh cho vợ ông là nữ thần Rhera phải đem ngay những đứa con mà bà vừa sinh ra đến cho Kronos, mục đích là để ông nuốt chửng ngay chúng không chút thương xót. Và thế là thần Kronos lần lượt nuốt 5 người con của mình vào bụng, đó là ba người con gái Demeter, Hera, Hestia và hai con trai là Hades và Poseidon.

Không thể để cho Kronos nuốt chửng mất đứa con út của mình sắp sửa ra đời Rhera liền khóc lóc van xin mẹ nàng là nữ thần Gaia giúp đỡ. Theo lời khuyên của Gaia, bà bỏ trốn đến hòn đảo Crete trên biển Địa Trung Hải. Tại đây, bà trú trong một chiếc hang sâu trên núi lửa và đã sinh hạ ra thần Zeus. Giấu con ở đó, nữ thần Rhera quay trở về và trao cho Kronos một hòn đá bọc trong một chiếc tã lót thay cho đứa trẻ mới sinh. Không hề nghi ngờ, Kronos liền nuốt ngay cả hòn đá lẫn chiếc tã vào bụng.

Rhera đã bí mật nuôi dưỡng thần Zeus trong hang động Mount Ida tại đảo Crete. Bà đã phái khoảng 3, 5 hoặc 9 linh hồn Daimones, các Kourete và các Daktyloi xuống đảo Crete để bảo vệ đứa con mới sinh bé bỏng. Để giữ cho Zeus được an toàn khỏi người cha ăn thịt con Kronos, bọn chúng đã nhấn chìm tiếng khóc của trẻ con trong những vũ điệu điên cuồng với tiếng loảng xoảng của giáo mác và khiên, tránh cho chàng khỏi phải chịu chung số phận bất hạnh với các anh trai chị gái.

Zeuscàng lớn càng cường tráng khoẻ mạnh vàkhôi ngô tuấn tú. Sau khi biết chuyện về các anh chị của mình, Zeus đã nổi loạn chống lại cha và buộc cha phải nhả các anh các chị của chàng ra. Kronos già nua không chống lại được sức khỏe của
Zeuscó thêm sự giúp sức của nữ thần Gaia và nữ thần Trí Tuệ Metis - vợ thứnhất của Zeus.

Không bao lâu sau, Zeus liên minh với các anh em của mình, tuyên chiếnvới Kronos và với các thần khổng lồ Titan để giành quyền cai trị thế giới. Họ tìm đến những người khổng lồ một mắt nhờ chế tạo ra các loại vũ khí quyền lực. Họ đã tạo ra chiếc mũ tử thần cho Hades, cây đinh ba cho Poseidon và tia sét dành cho thần Zeus.


*
Hình vẽ Zeus trên một bình cổ có hình người đỏ, ra đời tại Hy Lạp khoảng năm 450 TCN.

Sau đó Zeus đã giết Kampe (ác nữ rồng canh gác địa ngục) để giải thoát các Cyclop và Hekatonkheire cũng như yêu cầu họ tham chiến. Những Cyclop và Hekatonkheire đã giúp xây dựng nên lâu đài ở đỉnh Olympus và chế tạo vũ khí cho các vị thần Olympus.

Một cuộc chiến kéo dài đằng đẵng 10 năm đã nổ ra giữa các Titan và các vị Thần và quân đồng minh. Cuối cùng tất cả Titan, quân đồng minh và toàn bộ những kẻ đi theo Titan như Iapetos, Koios, Krios hay Hyperion đều bị đày xuống vực Tartarus. Kronos bị giết và xé thành trăm mảnh bằng chính lưỡi hái của ông ta trước khi bị ném xuống địa ngục.

Ngoài tra, Atlas bị nguyền rủa phải chống đã bầu trời suốt phần đời còn lại, Menoitios bị quật ngã bởi tia sét của thần Zeus và bị ném vào địa ngục Erebos. Còn về phần cung điện của Kronos ở núi Othrys, nó đã bị các Hekatonkheire chôn vùi bởi hàng trăm tảng đá.

Bên ngoài cổng có các vị thần trăm tay Hekatonkheire ngày đêm canh gác để trông không cho một vị thần Titan nào thoát khỏi được cái vương quốc tăm tối vĩnh hằng này. Quyền cai trị thế giới của các vị thần Titan từ nay chấm dứt. Bắt đầu thời đại của các vị thần trên núi
Olympus.


Tên gọi các vị thần trên núi
Olympusdùng để chỉ các thần thuộc thế hệ thần thứ hai sau thế hệ các thần khổng lồ, vàsở dĩ họ được gọi như vậy là vì các vị thần nay đã lấy quả núi
Olympuslàm đại bản doanh trong cuộc giaotranh với các vị thần Titan. Nhưng nhiều khi tên gọi này lại được dùng để dành cho thần Zeus cùng đoàn tuỳ tùng của thần ngự trên núi Olympus sau khi ông đã phân chia quyền lực và lãnh địa cai quản cho các anh em của mình.

Vị thần tối cao trên đỉnh Olympus

Sau chiến thắng, để thưởng công cho các anh chị ruột của mìnhthần Zeusđã chia phần biển cả cho thần Poseidon; chia vương quốc của các linh hồn người chết dưới lòng đất cho thần Hades; để cho nữ thần Hera vừa là vợ vừa là chị gái mình cai quản công việc đời sống hàng ngày của hoàngcung trên thiên đình, cai quản đời sống gia đình và đời sống vợ chồng của muôn loài; giao cho nữ thần Hestia cai quản công việc nội trợ bếp núc; giao cho nữ thần Demeter công việc cai quản mùa màng, nghề nông.

Về phần mình, với tư cách là chủ nhân của sấm sét, thần Zeus giữ lấy quyền cai quản Thượng Giới. Còn mặt đất thì vẫn thuộc quyền cai quản chung của tất cả sáu anh chị em. Mặc dù đã phân chia quyền lực như vậy, nhưng ngự ở trên cùng vẫn là thần Zeus.

Ông là người cai quản tối cao đối với số phận của cả thần linh lẫn người trần, là người sắp đặt mọi việc trên thế gian. Từ nay trật tự được vĩnh viễn thiết lập trong vũ trụ với
Zeuslà vị thần tối cao của toàn thể muôn loài khôngcó sự tách biệt giữa loài thần và loài người.

Zeus được miêu tả là một người đàn ông da trắng cơ bắp, râu màu đen hoặc nâu, trông rất giống với cha mình là Kronos cũng như các anh em khác như Poseidon hay Hades. Ông là một trong 3 vị thần mạnh nhất cùng với Poseidon và Hades. Theo truyền thuyết Hy Lạp cổ, Zeus mạnh hơn tất cả các thần ngay cả khi sức mạnh của họ tập hợp lại nên các thần đều e ngại sức mạnh của ông và chẳng một ai muốn đối đầu trực tiếp với ông cả.


*
Zeus là vị thần tối cao trên đỉnh Olympus.

Đảm nhiệm vị trí là thần của bầu trời, Zeus hoàn toàn kiểm soát gió, bão, mưa, độ ẩm, mây, sấm chớp và thời tiết. Ngài trị vì các vì sao, ngày và đêm, mặt trăng và mặt trời, quyết định tuổi thọ của con người và cả thời gian. Ông còn có thể kiểm soát toàn bộ sức mạnh của các con, chị em của ông và Zeus có thể ban tặng hoặc tước đoạt sức mạnh ấy một cách dễ dàng.

Zeus cũng có thể kiểm soát cả vận mệnh tuy nhiên vẫn chưa mạnh bằng các tiên nữ thời khắc –Moirae hay các vị thần thuở sơ khai. Về mặt sức mạnh thể chất, Zeus có thể nâng cả một ngọn núi và di chuyển với một tốc độ kinh ngạc. Zeus mạnh đến mức có thể ra lệnh cho toàn bộ các thần Olympus và các anh chị của mình. Ông mạnh hơn hầu hết các thần nhưng vẫn phải e dè trước sức mạnh của 2 người anh là Poseidon và Hades.

Xem thêm: Cách Đăng Ký Gói 3G Viettel Theo Ngày Viettel Giá Rẻ Từ 1, Đăng Ký Gói Cước 3G, 4G Viettel

Zeus chính là vua của các vị vua. Ông tạo ra công lý, luật lê, danh dự, trật tự và là người bảo giữ lời thề, nhiệt huyết cũng như sự lãnh đạo. Zeus trừng phạt cái xấu và giết chết bất cứ ai thất hứa. Ông kiểm soát tất cả các cuộc chiến. Zeus chính là đại diện cho cuộc sống của loài người, là bộ mặt của toàn thể cư dân và nền văn hóa Hy Lạp.